Công nghệ xử lý nước tiên tiến mang đến khoản đầu tư triệu USD
Expert Editor

Mặc dù có vẻ như con người và động vật tiêu thụ phần lớn nước trên thế giới, nhưng công nghiệp nặng mới là ngành sử dụng tới một nửa lượng nước đó. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp đang tìm kiếm những phương pháp mới để tái chế nước, đặc biệt là trong bối cảnh hạn hán ngày càng gia tăng.
Một số ngành công nghiệp quan trọng nhất trên thế giới, như dược phẩm, thực phẩm và đồ uống (F&B), dệt may, khai thác mỏ, năng lượng tái tạo và điện lực, đều sử dụng lượng nước khổng lồ. Do đó, để tối ưu hoá chi tiêu và bảo vệ môi trường, các công ty mới đang tìm cách thu hồi và tái chế nước với mức giá thấp nhất có thể.
Theo Statista, thị trường xử lý nước và nước thải toàn cầu dự kiến sẽ đạt nửa nghìn tỷ USD vào cuối thập kỷ này. Hiện tại, phần lớn các quy trình xử lý nước đều tiêu thụ nhiều năng lượng và sử dụng các hóa chất có khả năng hấp thụ và làm sạch các hoá chất mạnh khác như bazơ và axít. Nhưng, các công ty như Xylem, Veolia và startup Gradiant có trụ sở tại Boston, Mỹ đang cố gắng giảm cả chi phí và năng lượng trong quy trình này.
“Chúng tôi xử lý nước thải bị ô nhiễm nặng, chứa dung môi, muối hòa tan và các chất hữu cơ, và loại bỏ toàn bộ chất thải lỏng,” Prakash Govindan, đồng sáng lập và giám đốc công nghệ tại Gradiant cho biết.
Được biết, Gradiant được thành lập vào năm 2013 bởi Anurag Bajpayee và Govindan, như một dự án tách ra từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ.
Công nghệ của Gradiant mô phỏng cách thiên nhiên tạo ra mưa. Nước thải được đun nóng và bơm vào một máy làm ẩm, nơi nó được trộn với không khí xung quanh. Khi hai thứ này tương tác với nhau, chúng được đun nóng thành hơi và để lại các chất gây ô nhiễm. Bằng công nghệ độc quyền của mình, Gradiant chuyển hơi nước vào một cột chứa đầy nước sạch và mát. Quá trình hòa trộn lại một lần nữa diễn ra, không khí sẽ nguội đi và tạo ra nước sạch, giống như mưa rơi từ các đám mây. Theo Gradiant, quy trình này cắt giảm một nửa chi phí so với phương pháp truyền thống.
“Các công nghệ khác có thể thu hồi được khoảng 50 đến 60% lượng nước, nhưng chúng tôi có thể thu hồi được 99% lượng nước,” Govindan nói.
Gradiant là startup kỳ lân (startup có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên) trong lĩnh vực lọc nước. Khách hàng của công ty đều đến từ các ông lớn trong nhiều lĩnh vực như Coca-Cola, BMW, Pfizer và Adnoc. Công ty tuyên bố đã tiết kiệm được khoảng 6,4 tỷ lít nước mỗi ngày, tương đương với lượng nước mà 48 triệu người tiêu thụ. Theo công ty, Gradiant đã ký hơn 500 triệu USD đơn hàng mới trong nửa đầu năm nay, làm cho lộ trình tăng trưởng của công ty trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.
“Việc mở rộng quy mô các công nghệ này rất khó khăn. Tìm một sản phẩm thì dễ, nhưng tìm một giải pháp toàn diện từ đầu đến cuối cho khách hàng thì khó hơn rất nhiều, và đó là điều mà Gradiant đã làm được,” Mark Danchak, đồng sáng lập tại General Innovation Capital Partners, một nhà đầu tư của Gradiant, cho biết.
Gradiant cũng được hỗ trợ bởi Warburg Pincus, M&G Investments, Formation 8, Clearvision Ventures và GRC. Tính đến nay, công ty đã huy động được 228 triệu USD.
ABOUT THE AUTHOR
Expert Editor
Startup không gian AstroForge thực hiện sứ mệnh lịch sử vào năm 2025
Expert Editor

Startup mất nhiều thời gian hơn để hoàn tất vòng gọi vốn
Expert Editor

Startup thay thế 6 triệu túi nhựa bằng túi làm từ rác thải ngô
Expert Editor
