Thế giới có thể học gì từ cách Trung Quốc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu
Expert Editor

Trong bối cảnh địa chính trị đầy thách thức và căng thẳng leo thang, các nền kinh tế lớn trên thế giới đang phải trải qua một trong những giai đoạn biến động lớn nhất của lịch sử hiện đại. Quan hệ Mỹ-Trung ngày càng rạn nứt, với những xung đột liên quan đến thương mại công bằng, công nghệ xanh và an ninh tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Giữa những căng thẳng này, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cũng đã kêu gọi các quốc gia cùng hành động ngay lập tức, để đạt được các mục tiêu của Hiệp định Paris.
Theo dữ liệu thống kê năm 2022, Trung Quốc chiếm 31% lượng phát thải toàn cầu, do đất nước này còn phụ thuộc nhiều vào than đá và có mức tăng trưởng đô thị nhanh chóng.
Mặc dù, quá trình giảm phát thải có thể gặp nhiều khó khăn, Trung Quốc vẫn giữ vai trò quan trọng, giúp đạt được các mục tiêu khí hậu toàn cầu.
Sau gần ba năm phong tỏa do COVID-19, có đến 77,6% số phương tiện giao thông công cộng tại những đô thị của Trung Quốc, bao gồm các phương tiện chạy bằng năng lượng mới. Điều này cho thấy Trung Quốc đang nhanh chóng tiếp cận các giải pháp năng lượng sạch, sánh ngang với các tiến bộ khác trên toàn cầu.
Trung Quốc đào tạo hàng triệu kỹ sư mỗi năm. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm cho rằng, những kỹ sư này chỉ đơn thuần sao chép các giải pháp của phương Tây. Điều này khiến cho các doanh nghiệp nước ngoài dấy lên lo ngại về việc bị đánh cắp chất xám khi mang công nghệ sang Trung Quốc. Tuy nhiên, những nghi ngờ này nhanh chóng bị bác bỏ, bởi khả năng tiếp cận với những giải pháp mới và sáng tạo của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ xanh.
Các doanh nghiệp phương Tây muốn gia nhập vào thị trường Trung Quốc ưu tiên kết hợp các công nghệ liên quan đến khí hậu của nước này. Các công ty Trung Quốc đã đạt được những bước tiến đáng kể, trong việc thay thế các nguồn năng lượng truyền thống bằng năng lượng mặt trời, cùng với tiến bộ công nghệ xe điện và pin. Những thành tựu này được chính phủ khuyến khích, nhằm thúc đẩy phát triển công nghệ sạch, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và các ngành công nghiệp khó giảm phát thải.
Mặt khác, các tập đoàn đa quốc gia với chuỗi cung ứng lớn tại Trung Quốc cũng hưởng lợi từ sự đổi mới này. Bằng cách tham gia vào những lĩnh vực mà các công ty Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh, các công ty đa quốc gia có thể tham khảo sáng kiến của Trung Quốc, nhằm phát triển giải pháp bền vững của chính mình.
Hướng tới mục tiêu phát triển một cách bền vững, Trung Quốc đã cam kết đầu tư 16.000 tỷ USD để đạt được trung hòa carbon vào năm 2060, như một phần của kế hoạch 5 năm lần thứ 14. Ngoài ra, các sàn giao dịch chứng khoán của Trung Quốc đại lục đã đề xuất, các công ty lớn phải công bố những báo cáo về tác động và rủi ro từ quá trình hoạt động của họ đến môi trường.
Khi Trung Quốc nỗ lực giảm phát thải và chuyển sang nền kinh tế xanh, các công ty sẽ không tránh khỏi áp lực phải giảm lượng carbon và bảo vệ môi trường trong suốt quá trình hoạt động và chuỗi cung ứng của mình.
Những khuyến nghị mới nhất từ Lực lượng đặc nhiệm về công khai tài chính liên quan đến khí hậu (TNFD) nhấn mạnh vai trò của các công ty Trung Quốc. Những công ty này đã nộp báo cáo và áp dụng các hướng dẫn của TNFD vào hoạt động liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị (ESG) của mình.
Mới đây, Trung Quốc đã đệ trình Chiến lược và Kế hoạch Hành động Bảo tồn Đa dạng Sinh học (2023-2030). Kế hoạch này nhằm phát triển tài chính xanh, công bố các thông tin liên quan đến thiên nhiên và yêu cầu các công ty hoạt động tại Trung Quốc bổ sung dữ liệu đa dạng sinh học vào báo cáo môi trường và phát triển bền vững của họ.
Quá trình triển khai chắc chắn sẽ rất tốn kém, nhưng khả năng giúp nâng cao tính cạnh tranh và tăng trưởng lợi nhuận biến đây trở thành một khoản đầu tư hấp dẫn. Nhờ đó mà các công ty có thể tạo ra các giải pháp bền vững và trở thành người dẫn đầu trong bức tranh chuyển đổi xanh trên toàn cầu.
Các công ty Trung Quốc dần chiếm lĩnh thị phần toàn cầu trong nhiều lĩnh vực, cùng lúc sử dụng năng lượng sạch, cũng như các giải pháp ít carbon. Những công ty đến từ phương Tây đã tận dụng cơ hội và hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc, điển hình như thỏa thuận giữa các nhà sản xuất xe điện.
Bất chấp mối đe dọa về việc gia tăng thuế quan, các nhà sản xuất ô tô Đức như Volkswagen và BMW vẫn mở rộng nghiên cứu và sản xuất tại Trung Quốc. Trong khi đó, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc như BYD và Nio lại đẩy mạnh đầu tư vào châu Âu, vì công nghệ tiên tiến của khu vực này. Đầu tư song phương cho thấy các doanh nghiệp có thể tận dụng những quy định để thúc đẩy tư duy đổi mới và tăng trưởng thị trường ở cả hai bên.
Chỉ còn 5 năm để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C và chúng ta không nên lãng phí khoảng thời gian đó. Các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu nên tích cực hợp tác với nhau để tạo ra quy trình chuyển đổi công nghiệp bền vững. Việc Trung Quốc nhanh chóng tiếp cận với năng lượng sạch và các giải pháp ít carbon mang lại nhiều bài học quý giá cho cả các doanh nghiệp địa phương và quốc tế. Từ đó giúp đạt được những bước tiến đáng kể, hướng tới các mục tiêu khí hậu chung.
ABOUT THE AUTHOR
Expert Editor
ZaloPay vẫn lỗ dù tăng trưởng doanh thu
Expert Editor

Kỳ lân công nghệ Việt Nam VNG hoạt động ra sao trước khi thay đổi lãnh đạo?
Expert Editor

Đối tác của Apple lấn sân sang ngành sản xuất xe điện
Expert Editor
