Giá cổ phiếu Moderna tăng là dấu hiệu của dịch cúm gia cầm
Expert Editor

Giá cổ phiếu của Moderna (MRNA.O) tăng lại không phải là tin tốt đối với người dân và công ty. Từ khi Mỹ phát hiện cúm gia cầm trong thịt bò vào tháng 3, giá trị của Moderna rơi vào khoảng 56 tỷ USD, tăng 40% so với trước đây.
Cúm H5N1 phổ biến ở nhiều loài động vật, có thể đột biến và lây lan giữa người với người. Các bệnh cúm trong lịch sử cũng có hình thức phát tán như vậy. Theo thống kê từ năm 2003, khoảng một nửa trong số hàng trăm người được chẩn đoán cúm đã tử vong. Trong khi đó, sự nguy hiểm và tốc độ lan truyền của loại bệnh này lại không thể nói trước, vì những trường hợp lây nhiễm nhẹ thường bị bỏ sót và virus thì luôn thay đổi. Ngoài ra, một số chủng virus có khả năng lây lan dễ dàng và thời điểm lây nhiễm thường khó báo trước.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho biết, tính đến ngày 10 tháng 6, trên nhiều bang của Mỹ đang có một đợt bùng phát cúm gia cầm H5N1 ở loài bò sữa. Hiện đã có 3 trường hợp mắc bệnh ở người, sau khi tiếp xúc với bò bị nhiễm bệnh.
Để giúp cơ thể tạo ra kháng thể, Moderna đã sử dụng mRNA, công nghệ sử dụng mã di truyền của virus. Trước đó, Moderna và đối thủ đến từ Đức của mình – BioNTech đã phát triển các loại vắc-xin giúp phòng chống Covid một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn so với các phương pháp truyền thống. Vắc-xin dạng truyền thống sử dụng virus bất hoạt, được nuôi cấy trong trứng đã thụ tinh. Chính phủ Mỹ thậm chí còn có một kho gà mái, nhằm đảm bảo có sẵn hàng triệu trứng phục vụ quá trình sản xuất này. Tuy nhiên, vấn đề ở đây lại là cúm gia cầm có thể giết chết trứng đã thụ tinh.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính rằng, trong năm 2022 thiệt hại kinh tế do Covid vượt quá 12,5 nghìn tỷ USD. Thiệt hại do cúm gia cầm gây chết người thậm chí còn cao hơn, nhưng vắc-xin được hy vọng có thể giúp giảm bớt hậu quả.
Đó cũng là lý do các chính phủ đang dự trữ vắc-xin. Mỹ đã đồng ý mua 4,8 triệu liều từ công ty CSL của Úc. Nếu chính phủ Mỹ mua số lượng vắc-xin tương tự từ Moderna và trả giá 100 USD cho mỗi liều, công ty sẽ thu khoảng 500 triệu USD. Tuy nhiên, những vắc-xin này có thể không phù hợp với các chủng virus gây đại dịch, do đó chính phủ cũng ngần ngại mua với số lượng lớn.
Được biết, trong thời kỳ đại dịch Covid, Moderna và Pfizer đã bán số lượng vắc-xin trị giá 130 tỷ USD. Giả sử đại dịch lại xảy ra lần nữa, với tổng giá trị tương tự và Pfizer chiếm một nửa doanh thu, trong khi biên lợi nhuận ròng của Moderna là 66%, lợi nhuận của công ty sẽ rơi vào khoảng 43 tỷ USD.
Nhưng, nếu khả năng bùng phát dịch bệnh là 33%, tăng trưởng lợi nhuận của Moderna sẽ giảm xuống còn 14 tỷ USD – ít hơn so với mức tăng từ tháng 3. Đồng thời, các công ty khác cũng có thể chiếm một phần doanh thu.
Sau đại dịch, doanh số bán vắc-xin cúm toàn cầu rơi vào khoảng 7 tỷ USD mỗi năm. Moderna đã lên kế hoạch bán vắc-xin cúm trong nhiều năm. Vì vậy, đợt dịch lần này có thể đã ảnh hưởng đến định giá của công ty.
Một điểm đáng chú ý là cổ phiếu từ các công ty sản xuất vắc-xin khác không được định giá lại trong khoảng thời gian này. Định giá của Pfizer không thay đổi nhiều kể từ tháng 3. Trong khi đó, cổ phiếu của các công ty hưởng lợi từ đợt dịch trước như công ty xe đạp Peloton Interactive (PTON.O) và công ty truyền thông Zoom Video Communications (ZM.O) thậm chí còn giảm. Moderna là công ty duy nhất có vốn hoá thị trường tăng.
ABOUT THE AUTHOR
Expert Editor
Huawei sẽ ra mắt sản phẩm mới đối đầu trực tiếp với iPhone 16 của Apple
Expert Editor

Căng thẳng Mỹ-Trung đe dọa sự phát triển của ngành năng lượng mặt trời ở Đông Nam Á
Expert Editor

ASEAN đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới
Expert Editor
