logo

ASEAN đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới

Expert Editor

Phó Tổng thư ký Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Satvinder Singh cho biết, ASEAN đang trên đà phát triển tích cực và hướng tới mục tiêu trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030, nâng một bậc so với hiện tại.


Nhiều chuyên gia cho biết, các quốc gia ASEAN có thể đạt được mục tiêu này thông qua giao dịch thương mại khu vực. Số liệu thống kê cho thấy, giao dịch thương mại khu vực Đông Nam Á đã tăng từ 2,3 nghìn tỷ USD vào năm 2015 lên 3,5 nghìn tỷ USD vào năm 2023. Nhờ đó mà thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia này đã tăng lên đáng kể. 


Đồng thời, điều này cũng phản ánh cam kết kiên định của ASEAN trong việc trở thành khu vực kinh tế mở đối với thương mại và đầu tư toàn cầu.


Các chuyên gia cũng lưu ý rằng, ASEAN là một trong số ít các khu vực trên thế giới có giao dịch thương mại của khối gần như bằng với tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Năm 2015, GDP của ASEAN đạt 2,5 nghìn tỷ USD, và tăng vọt lên 3,8 nghìn tỷ USD vào năm ngoái.


Giá trị thương mại lớn nhất không phải đến từ những quốc gia như Trung Quốc hay Mỹ, mà là từ những giao dịch nội khối, hiện đạt gần 800 nghìn tỷ USD. Ngoài ra, thương mại của ASEAN với các nước còn lại trên thế giới cũng đang phát triển mạnh. Đây là điểm nổi bật của các nền kinh tế khối ASEAN.


Đặc biệt, ở khu vực phía Nam bán cầu, ông Singh chia sẻ, ASEAN cũng là nơi tiếp nhận nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhất, với tổng cộng khoảng 230 tỷ USD.


Dự báo rằng, chuỗi cung ứng toàn cầu của các công ty có dấu chân carbon thấp và hoạt động sản xuất có giá trị cao sẽ đến từ các quốc gia Đông Nam Á trong những năm tới.


Được biết, các ngành chứng kiến sự tăng trưởng mạnh trong những năm tới tại khu vực này là công nghiệp chất bán dẫn, công nghiệp kim loại, nông nghiệp, thiết bị dữ liệu và khoáng sản.


Ngoài ra, ASEAN đang đẩy nhanh chuyển đổi số khi áp dụng các công nghệ tiên tiến như 5G, AI, IoT. Những công nghệ này hứa hẹn sẽ tạo ra thêm 8.000 tỷ USD cho khu vực. Nhưng, điều này cũng đồng nghĩa là các quốc gia phải giảm chi phí công nghệ và đảm bảo các nền kinh tế đều có thể tiếp cận các thiết bị và giải pháp công nghệ.


Những thách thức như già hóa dân số và thiếu hụt lực lượng lao động trẻ cũng cần được các quốc gia quan tâm. Do đó, cần phải có những chương trình đào tạo lại kỹ năng cho người lao động liên quan đến công nghệ và đổi mới. Khuyến khích các trung tâm quản lý công nghệ, nền tảng giáo dục trực tuyến về khoa học, công nghệ và đổi mới hỗ trợ nâng cao kỹ năng cho người lao động, đặc biệt là những lao động cao tuổi. Từ đó thúc đẩy năng suất làm việc và giúp các ngành công nghiệp chiến lược phát triển.


ABOUT THE AUTHOR

Expert Editor

Huawei sẽ ra mắt sản phẩm mới đối đầu trực tiếp với iPhone 16 của Apple

Expert Editor

Căng thẳng Mỹ-Trung đe dọa sự phát triển của ngành năng lượng mặt trời ở Đông Nam Á

Expert Editor

8 xu hướng lao động trong ngành Công nghệ Thông tin 2024

Expert Editor