Finaloop đạt 35 triệu USD để giúp các nhà bán lẻ giải quyết vấn đề sổ sách
Expert Editor

Đối với người tiêu dùng, một trong những điểm cộng lớn của thương mại điện tử (e-commerce) là sự tiện lợi: bạn có thể mua sắm bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu và có thể thanh toán chỉ bằng một cú chạm. Tuy nhiên, đây lại là một khối lượng công việc lớn và phức tạp, mà các nhà bán lẻ là người chịu trách nhiệm chính. Để hỗ trợ các công ty e-commerce, startup có tên là Finaloop đang phát triển một phần mềm kế toán, giúp giảm bớt gánh nặng công việc. Mới đây, công ty vừa huy động được 35 triệu USD từ các nhà đầu tư.
Lightspeed Venture Partners dẫn đầu vòng gọi vốn đầu tiên (Series A) cùng với sự tham gia của Vesey Ventures, Commerce Ventures và các nhà đầu tư trước đây là Accel và Aleph. Được biết, Finaloop hiện đang đặt trụ sở tại New York, có nền móng phát triển, cũng như bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) ở Tel Aviv. Trước đó, startup đã huy động thành công 20 triệu USD, nhưng lại không công khai định giá công ty.
Trước khi trở thành một doanh nhân, giám đốc điều hành và nhà sáng lập của Finaloop – Lioran Pinchevski, đã từng được đào tạo để trở thành kế toán. Ông làm việc gần một thập kỷ ở các vị trí cấp cao tại PwC. Công việc chủ yếu của Pinchevski là xử lý các vấn đề kế toán phức tạp, phát sinh trong quá trình sáp nhập và mua lại. Ngoài ra, ông cũng mở và phát triển các startup.
Một trong số những startup của ông là một công ty công nghệ y tế, hướng tới khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ đông lạnh tinh trùng, có tên là Sppare.me. Đây cũng là công ty, theo như Pinchevski chia sẻ, có mức doanh thu đạt “bảy con số”. Thành công tưởng chừng như khó có thể đạt được này, đã mang lại cho ông nguồn cảm hứng, để áp dụng những kiến thức liên quan đến kế toán cho Finaloop.
E-commerce đã bùng nổ trong những năm gần đây và dự kiến sẽ vượt qua mức doanh thu 6.000 tỷ USD trên phạm vi toàn cầu trong năm nay, theo eMarketer. Điều này là do thói quen mua sắm của người tiêu dùng thay đổi, cùng với sự phổ biến của điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác. Đó là chưa kể đến sự phát triển của các sàn e-commerce (Amazon, Shopee), các mạng xã hội (Facebook) và nền tảng bán hàng trực tuyến (Shopify).
Mặt khác, các nhà bán lẻ phải tốn rất nhiều công sức cho quá trình vận hành doanh nghiệp. Pinchevski nhận thấy rằng, những công việc này rất tốn thời gian và không phải người sáng lập doanh nghiệp e-commerce nào cũng có khả năng hay sở thích để làm những việc đó.
“Các nhà bán lẻ trực tuyến đều cần kế toán, cả từ góc độ tuân thủ pháp luật, lẫn góc độ kinh doanh,” Pinchevski chia sẻ. Thông thường, các công ty e-commerce nhỏ sẽ tự quản lý sổ sách hoặc thuê bên thứ ba để thực hiện công việc này. Trong cả hai trường hợp, công việc kế toán thường được xử lý bằng các phần mềm như QuickBooks, NetSuite hoặc Xero. Nhưng, công việc này có thể trở nên phức tạp hơn, vì các nhà bán hàng lẻ ngày nay sử dụng các kênh khác nhau để nhập, bán và phân phối hàng hóa.
“Những nhà bán lẻ trực tuyến có thể rất giỏi v�� công nghệ, họ trẻ trung và năng động, nên họ ghét những công việc liên quan đến kế toán,” Pinchevski nói.
Finaloop mang đến một nền tảng, sử dụng công nghệ tự động hóa, để theo dõi các giao dịch. Nền tảng này tích hợp 3 chức năng trong 1: sổ cái doanh nghiệp ghi lại tất cả các giao dịch; kế toán phân loại các giao dịch đó; bảng tính kiểm kê, theo dõi những món hàng đang được bày bán và dự đoán những gì có thể cần trong tương lai.
Finaloop tích hợp với nhiều nền tảng bán hàng trực tuyến như Amazon, Walmart hoặc thậm chí TikTok. Nền tảng này còn được sử dụng để thanh toán, vận chuyển hoặc các dịch vụ khác. Có nhiều công cụ kế toán khác nhau dành cho các doanh nghiệp, Pinchevski cho rằng, Finaloop là startup duy nhất cung cấp dịch vụ cho các công ty e-commerce cỡ nhỏ.
Giá cho dịch vụ của Finaloop là từ 65 USD/tháng. Nếu đăng ký theo năm thì sẽ có ưu đãi về giá. Còn nếu khách hàng muốn sử dụng thêm các dịch vụ về thuế, giá mỗi tháng sẽ tăng lên.
Sự phát triển của các công ty như Finaloop là đáng chú ý trong thời kỳ đổi mới như hiện nay.
Khi mà các công ty lớn đang đẩy mạnh những lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), máy tính lượng tử (quantum computing), vẫn còn những công ty như Finaloop sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp, giải quyết vấn đề cấp bách liên quan đến hoạt động trao đổi, buôn bán.
Thay đổi công nghệ cũng mang đến cho Finaloop cơ hội thu hút thêm người dùng. Các công ty e-commerce lớn, được tài trợ hàng trăm triệu USD, từng hứa hẹn sẽ mang lại doanh thu tốt hơn cho các doanh nghiệp nhỏ, nếu họ sẵn sàng bán lại. Đây là thị trường lớn mà Finaloop muốn phát triển, vì những công ty lớn cũng gặp nhiều khó khăn, dẫn đến phá sản. Còn hiện tại, Finaloop đang hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ tồn tại một cách độc lập.
Đợt huy động này là dấu hiệu cho thấy sự thành công. Theo Pinchevski, Finaloop đã có tệp khách hàng tăng trưởng 400% trong năm qua, đạt được 13 tỷ USD tổng giá trị giao dịch (GMV) trên nền tảng của công ty với hàng nghìn khách hàng. Những con số này đã giúp Finaloop ký được các thỏa thuận trong vòng gọi vốn.
ABOUT THE AUTHOR
Expert Editor
ZaloPay vẫn lỗ dù tăng trưởng doanh thu
Expert Editor

Kỳ lân công nghệ Việt Nam VNG hoạt động ra sao trước khi thay đổi lãnh đạo?
Expert Editor

Đối tác của Apple lấn sân sang ngành sản xuất xe điện
Expert Editor
