logo

Điểm lại hoạt động của các startup fintech trong tháng 7

Expert Editor

Tháng 7 này là tháng của các công ty công nghệ tài chính (fintech), với những thương vụ và vòng gọi vốn trị giá hàng triệu USD. Đây cũng là thời điểm đánh dấu bước ngoặt quan trọng đối với nhiều startup khi cho ra mắt các tính năng mới hay giành được giấy phép hoạt động.


Stripe mua lại Lemon Squeezy


Gã khổng lồ thanh toán Stripe đã thực hiện thương vụ mua lại thứ ba trong 14 tháng qua và ít nhất là lần thứ 15 trong suốt thời gian hoạt động.


Mới đây, Stripe đã mua lại Lemon Squeezy, startup có 13 nhân sự, chuyên cung cấp dịch vụ tính toán và thanh toán thuế bán hàng cho các sản phẩm kỹ thuật số, xử lý các thủ tục pháp lý và chi phí tại mọi quốc gia. Công ty này chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp phát triển phần mềm và SaaS. 


Điều thú vị ở đây là việc một công ty fintech lớn như Stripe lại sẵn sàng mua lại đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn mình là Lemon Squeezy. Trong thông báo về thương vụ mua lại này trên mạng xã hội X, CEO của Stripe, Patrick Collison, cho biết, Stripe sẽ “mở rộng quy mô bán hàng của Lemon Squeezy theo một cách lớn hơn nữa.”


Clio gọi vốn thành công


Tháng 7 vừa qua, công ty công nghệ pháp lý của Canada, Clio, thông báo rằng, họ đã huy động thành công 900 triệu USD, với mức định giá 3 tỷ USD. Vòng gọi vốn này của Clio được dẫn đầu bởi nhà đầu tư mới – New Enterprise Associates, đây cũng là công ty đã đầu tư hơn 500 triệu USD vào startup công nghệ pháp lý này. 


Đặc biệt, điều khiến các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến Clio lại liên quan đến việc startup này sử dụng công nghệ tài chính tích hợp. Từ năm 2022, Clio bắt đầu tích hợp các phương thức thanh toán vào sản phẩm của mình. Cũng kể từ đó, doanh thu định kỳ hàng năm (ARR) của công ty tăng vọt lên hơn 200 triệu USD, từ 100 triệu USD vào tháng 6 năm 2022. Có thể nói, nhờ có công nghệ tài chính mà Clio “thắng đậm.”


Một số startup fintech khác


MNT-Halan là startup kỳ lân thuộc mảng fintech đến từ Ai Cập. Hiện tại, công ty về tài chính vi mô và thanh toán này đã huy động được 157,5 triệu USD và đang sử dụng số tiền này để mua lại một fintech khác – Tam Finans, với mục tiêu tiến vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ.


Gần đây, TigerBeetle, công ty phát triển cơ sở dữ liệu mã nguồn mở được thiết kế để xử lý giao dịch tài chính trực tuyến, gần đây đã kết thúc vòng tài trợ Series A trị giá 24 triệu USD. Được biết, vòng gọi vốn này do Natalie Vais của Spark Capital dẫn đầu, với sự tham gia của Amplify Partners và Coil.


Trong khi đó, startup ngân hàng số Mercury cho biết, họ sẽ không phục vụ khách hàng có địa chỉ kinh doanh và cư trú tại một số quốc gia như Ukraine và Nigeria. Động thái này đã khiến các nhà sáng lập và đầu tư của công ty rất thất vọng. Tuy nhiên, sau đó, Mercury đã rút lại tuyên bố này, cũng như thay đổi chính sách “chỉ áp dụng với các nhà sáng lập sống ở Ukraine, không phải các nhà sáng lập sống ở Mỹ với hộ chiếu Ukraine.” Ngay lập tức, đối thủ cạnh tranh của Mercury, Brex, đã nhanh chóng nhập cuộc để thu hút các nhà sáng lập này.


CRED, startup fintech của Ấn Độ, đã ra mắt tính năng mới. Các công cụ tài chính cá nhân của startup này sẽ giúp khách hàng quản lý, và có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về dòng tiền của họ.


Cuối cùng, Revolut đã được Cơ quan Quản lý Thận trọng (PRA) cấp giấy phép ngân hàng tại Vương quốc Anh. Đây là một cột mốc quan trọng đối với công ty fintech có trụ sở tại London này, đặc biệt khi họ đã cố gắng giành được giấy phép này kể từ năm 2021.

ABOUT THE AUTHOR

Expert Editor

ZaloPay vẫn lỗ dù tăng trưởng doanh thu

Expert Editor

Kỳ lân công nghệ Việt Nam VNG hoạt động ra sao trước khi thay đổi lãnh đạo?

Expert Editor

Đối tác của Apple lấn sân sang ngành sản xuất xe điện

Expert Editor