logo

Robot mèo, chó và chim đang được triển khai giữa “đại dịch cô đơn”

Expert Editor

Bang New York, Mỹ đã gửi hàng ngàn con robot nhằm hỗ trợ người lớn tuổi ở nước này.


Vào đầu những năm 1990, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản (JAIST) đã bắt đầu phát triển robot hải cẩu, có tên là Paro. Hơn 30 năm sau đó, chú hải cẩu mắt to này vẫn là ví dụ nổi tiếng nhất về dòng robot trị liệu cho người lớn tuổi. Năm 2011, chú robot này được đại chúng biết đến nhiều hơn, thông qua vai diễn khách mời không chính thức trong series phim hoạt hình nổi tiếng “The Simpsons.”


Nhật Bản đã chiếm lĩnh thị trường robot dành cho người lớn tuổi trong suốt nhiều thập kỷ, nhờ vào các công nghệ mới và tình trạng già hóa dân số. 29% dân số của quốc gia này từ 65 tuổi trở lên. Tuổi thọ được kéo dài là một dấu hiệu tích cực, song cũng ảnh hưởng đến các nền tảng và cơ sở hỗ trợ người cao tuổi. Trong nhiều thập kỷ, robot đã được sử dụng, nhằm bổ sung nhân sự bị thiếu hụt trong lĩnh vực chăm sóc và hỗ trợ người già, giúp họ vơi bớt nỗi cô đơn.


Tại Mỹ, chưa có số liệu cụ thể về người cao tuổi, nhưng đất nước này cũng đang già đi. Hiện có 62 triệu người Mỹ từ 65 tuổi trở lên, chiếm 18% dân số. Theo Pew Research, con số này dự kiến sẽ tăng lên 84 triệu, chiếm 23% dân số, vào năm 2054.


Có xu hướng già hóa giống Nhật Bản, nhưng Hoa Kỳ lại chưa có nhiều công nghệ để hỗ trợ người cao tuổi. Trong vài năm qua, Văn phòng Người cao tuổi của bang New York (NYSOFA) đang tích cực thay đổi điều đó. Kể từ năm 2018, bộ phận này đã phát hơn 31.500 robot thú cưng cho người cao tuổi ở New York. Giám đốc tạm thời, Greg Olsen, cho biết chương trình này được lấy cảm hứng từ con gái ông, khi đó tám tuổi, đã mua một con robot thú cưng từ Amazon.


“Khi về nhà và nhìn thấy nó, tôi đã nghĩ, ‘Điều này rất đáng để thử,’” Olsen trả lời trong cuộc phỏng vấn với trang tin TechCrunch. Trong văn phòng của ông có hàng chục hộp robot thú cưng nằm trên kệ, với 3 loại khác nhau: một con chó giống retriever, một con mèo và những con chim có màu đỏ và xanh.


Cả 3 đều được sản xuất bởi Ageless Innovations. Công ty được thành lập vào năm 2015, trực thuộc Hasbro, công ty chuyên sản xuất robot thú cưng cho người cao tuổi, thông qua thương hiệu Joy for All. Robot mèo được ra mắt vào cuối năm 2015, trong khi robot chó xuất hiện vào năm sau đó. Cả 2 mô hình đều có những đặc điểm chung với các sản phẩm được thiết kế bởi FurReal Friends của Hasbro.


Robot chim là mẫu mới nhất của dòng sản phẩm này. Mẫu này được gọi với tên chính thức là “Walker Squawker” và sẽ được gắn vào các thiết bị hỗ trợ đi lại. Giống như robot chó và mèo, robot chim phản ứng với ánh sáng và những cái chạm. Chúng sẽ hát khi phát hiện người dùng ngừng di chuyển, từ đó khuyến khích họ sử dụng các thiết bị hỗ trợ đi lại nhiều hơn. Olsen cho biết, robot chó vẫn là mẫu sản phẩm phổ biến nhất, chiếm khoảng 60% tổng số yêu cầu.


NYSOFA đã bắt đầu thí điểm sử dụng những con robot này để hỗ trợ người cao tuổi ở New York. Theo như Tổng Y sĩ Hoa Kỳ Vivek Murthy đã từng tuyên bố, sự cô đơn “có liên quan đến vấn đề giảm tuổi thọ, tương đương với việc hút 15 điếu thuốc mỗi ngày và thậm chí còn có nhiều ảnh hưởng hơn so với bệnh béo phì.” Cùng với các vấn đề thể chất, sự cô đơn có thể đẩy nhanh quá trình suy giảm nhận thức ở người cao tuổi. Đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng hóa tình trạng này. Gần đây, Murthy đã tuyên bố, cô đơn là một đại dịch.


Nghiên cứu chỉ ra rằng, nuôi thú cưng là một phương pháp hiệu quả, giúp người cao tuổi chống lại sự cô đơn. “Người nuôi thú cưng ít có khả năng cảm thấy cô đơn hơn 36% so với những người không nuôi, trong cùng một điều kiện như độ tuổi, lối sống, tâm trạng và địa điểm cư trú.”


Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, người cao tuổi khó có thể nuôi thú cưng. Đây là lúc robot thú cưng tỏa sáng. Vì mới xuất hiện nên các nghiên cứu về robot thú cưng còn khá hạn chế. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích tiềm năng, đặc biệt trong các trường hợp mà tương tác với con người và động vật bị hạn chế do lý do sức khỏe.


Nghiên cứu năm 2022 về robot thú cưng đã chứng minh rằng, “thú cưng là bạn đồng hành, giúp cải thiện chứng bệnh trầm cảm và nỗi cô đơn.” “Người tham gia thí nghiệm đã tương tác với thú cưng của họ và có nhiều trải nghiệm tích cực, đặc biệt trong thời kỳ COVID-19, khi nhiều người bị cách ly và việc thăm hỏi gia đình bị hạn chế.”


Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tương tác giữa người với người vẫn quan trọng hơn cả: “Các cuộc trò chuyện giữa người tham gia, gia đình của họ và chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ làm tăng hiệu quả trị liệu.”


Mặc dù robot thú cưng cho thấy tiềm năng trong việc chống lại sự cô đơn, nhưng chúng không phải là một phương pháp giúp chữa trị hoàn toàn. Theo như Olsen cho biết, chương trình robot thú cưng là 1 trong 21 quan hệ đối tác mà NYSOFA có với các công ty công nghệ, bao gồm với Intuition Robotics, công ty sản xuất ElliQ. Bộ phận đã phát gần 900 robot, giúp người dùng kết nối và theo dõi những người thân yêu. NYSOFA cũng cung cấp các dịch vụ khác cho người cao tuổi, bao gồm vận chuyển và viễn thông.


Chương trình robot thú cưng đã xuất hiện được 6 năm và trở thành một công cụ hiệu quả. Olsen đã trích dẫn một số câu chuyện về những khách hàng đã trở nên gắn bó với thú cưng của họ, như một phụ nữ đã nói với NYSOFA rằng họ sẽ phải “giật con mèo khỏi tay tôi khi tôi chết.” Một người khác còn yêu cầu được ch��n cùng với robot của mình. Những người tham dự tang lễ ban đầu rất bối rối khi nghe tiếng sủa phát ra từ trong quan tài.

ABOUT THE AUTHOR

Expert Editor

Phương pháp mới biến rác thải nhựa thành tài nguyên quý

Expert Editor

Phương pháp vi chế tạo mới chỉ sử dụng giấy và nước

Expert Editor

Phương pháp chế tạo pin lithium với giá thành rẻ

Expert Editor