Giảm thiểu than đá trong sản xuất xe điện
Expert Editor

Xe điện là một giải pháp giúp bảo vệ môi trường, với lượng phát thải trong suốt vòng đời sản phẩm có thể thấp hơn 70% so với các phương tiện chạy bằng xăng và dầu diesel. Tuy nhiên, trong chuỗi cung ứng xe điện, vẫn tồn tại một yếu tố gây ảnh hưởng đến môi trường và khí hậu, đó là than đá.
Quan trọng là phải đảm bảo rằng, than đá không làm mờ đi tính bền vững của xe điện, cũng như những công nghệ xanh khác, cần thiết để chống biến đổi khí hậu.
Than đá thâm nhập vào chuỗi cung ứng xe điện thông qua việc khai thác, chế biến khoáng sản, cũng như cung cấp nhiên liệu cho ngành công nghiệp niken ở Indonesia. Kim loại màu trắng bạc này là nguyên liệu cần thiết để sản xuất pin xe điện. Được biết, Indonesia có trữ lượng 21 triệu tấn niken, chiếm gần một phần tư trữ lượng trên thế giới.
Indonesia đặt tham vọng lớn về sản xuất niken. Nước này đã cấm xuất khẩu quặng vào năm 2020 và khuyến khích các công ty chế biến kim loại trong nước. Năm 2023, Indonesia sản xuất 1,4 triệu tấn niken và dự kiến sẽ sản xuất gần 2,4 triệu tấn vào năm 2030, theo BMI.
Tuy nhiên, khai thác niken dẫn đến sự gia tăng của các nhà máy điện than “nội bộ” – những nhà máy không nối lưới cung cấp điện cho các cơ sở công nghiệp riêng lẻ. Công suất điện than ở Indonesia đã tăng gần tám lần, từ 1,4 gigawatt (GW) vào năm 2013 lên 10,8 GW vào năm 2023, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch và Giám sát Năng lượng Toàn cầu tháng 9 năm 2023.
“Công suất than được bổ sung đã vượt qua năng lượng tái tạo, mặc dù Indonesia đặt mục tiêu đạt đỉnh phát thải vào năm 2030.” Bản báo cáo lưu ý rằng, sẽ có thêm 14,4 GW công suất than được đề xuất hoặc đang trong quá trình sản xuất.
Về phía mình, Indonesia giải thích rằng, các công ty khai thác và chế biến niken cần một “nguồn điện ổn định, có thể cung cấp 24 giờ một ngày, với khối lượng lớn”, và thường hoạt động ở các khu vực không nằm trong mạng lưới điện. Do đó, việc cung cấp năng lượng tái tạo cho hoạt động sản xuất này là một thách thức đối với doanh nghiệp.
Mặt tích cực là Indonesia cam kết chuyển đổi từ than đá sang năng lượng tái tạo. Đất nước này đã ra quy định, buộc các nhà máy điện than mới phải được ngừng hoạt động vào năm 2050. Indonesia cũng có kế hoạch trị giá 20 tỷ USD, nhằm hỗ trợ chuyển đổi theo Chương trình quan hệ đối tác về chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP).
Indonesia không phải là quốc gia duy nhất phụ thuộc vào than đá. Nhu cầu sử dụng than toàn cầu dự kiến đạt mức kỷ lục, 8,5 tỷ tấn vào năm ngoái, tăng 1,4%, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế. Ngay cả những nước có nền kinh tế phát triển hơn cũng chưa thực sự thoát khỏi than đá, bởi họ lo ngại những vấn đề về an ninh năng lượng, chi phí cao của năng lượng tái tạo và những lý do địa chính trị.
Nhưng, nhu cầu chuyển đổi khỏi than đá vẫn rất lớn. Vào năm 2021, than đá chiếm khoảng 44% lượng phát thải toàn cầu từ quá trình đốt nhiên liệu, nhiều hơn dầu (32%) và khí tự nhiên (22%). Nhiên liệu hóa thạch này cũng gây ô nhiễm môi trường, góp phần tạo ra mưa axit và các bệnh về hô hấp.
Do đó, cần phải đảm bảo rằng, than đá chỉ là một nhiên liệu tạm thời, không phải là yếu tố chính trong chuỗi cung ứng xe điện. Điều này có nghĩa là, các quốc gia sản xuất như Indonesia cần phải tăng công suất năng lượng tái tạo gấp nhiều lần. Các nước phát triển và nhà đầu tư bền vững cũng phải đóng góp vai trò trong quá trình chuyển đổi này.
Tóm lại, than đá nên bị loại khỏi chuỗi cung ứng xe điện. Sẽ là một nghịch lý lớn khi giải pháp giúp bảo vệ môi trường lại liên quan đến nhiên liệu gây ô nhiễm.
ABOUT THE AUTHOR
Expert Editor
Phương pháp mới biến rác thải nhựa thành tài nguyên quý
Expert Editor

Phương pháp vi chế tạo mới chỉ sử dụng giấy và nước
Expert Editor
-1727065917811-208949365.jpeg)
Phương pháp chế tạo pin lithium với giá thành rẻ
Expert Editor
