logo

Du học sinh Việt trở về để khởi nghiệp ở quê hương

Expert Editor

Nhiều tài năng công nghệ đã trở về Việt Nam sau khi đi du học, giúp thổi làn gió mới vào chuỗi cung ứng điện tử trong nước và hỗ trợ nền kinh tế số phát triển nhanh chóng.


Theo nghiên cứu của Nikkei Asia, số lượng du học sinh Việt Nam từ lâu đã nhiều hơn so với các nước láng giềng. Những sinh viên này có được kỹ năng và mạng lưới quan hệ quý giá trước khi quay trở lại lập nghiệp.


Sau hơn hai thập kỷ, chương trình du học đã mang lại kết quả đáng kể. Các du học sinh lứa đầu tiên đã tốt nghiệp và đi làm, thường ở nước ngoài. Sau đó, họ mang những kinh nghiệm này trở về Việt Nam và bắt đầu phát triển sự nghiệp cho riêng mình. Trong khoảng thời gian này, Việt Nam cũng trở thành một điểm đến đầu tư, kinh doanh hấp dẫn. Hàng hóa công nghệ cao chiếm tỷ lệ xuất khẩu cao, đạt 42% vào năm 2020, tăng từ 13% so với năm 2010.


Được biết, dữ liệu của UNESCO cho thấy, Việt Nam đứng đầu các nước Đông Nam Á về số lượng du học sinh, tiếp theo là Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines.


Ngoài ra, Việt Nam nằm trong top 10 nguồn sinh viên quốc tế tại Mỹ trong hơn một thập kỷ.


Số lượng sinh viên Việt Nam tại các trường đại học và cao đẳng Mỹ đã tăng 5,7%, lên 21.900 trong năm học 2022-2023. Việt Nam vẫn đứng ở vị trí thứ năm về số lượng sinh viên quốc tế tại quốc gia Bắc Mỹ này. Khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) (47,6%), cùng như kinh doanh/quản lý (24,7%) là các chương trình học mà sinh viên Việt Nam đăng ký nhiều nhất, theo Báo cáo Open Doors 2023 của Viện Giáo dục Quốc tế Mỹ (IIE).


Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), được thành lập bởi Quốc hội Mỹ, đã cấp hàng trăm học bổng cho sinh viên và học giả Việt Nam.


Nikkei Asia trích dẫn lời của một nhà đầu tư và cựu sinh viên Stanford cho rằng, VEF là một ví dụ điển hình về khoản đầu tư hiệu quả, khi các cựu sinh viên đã trưởng thành và khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế Việt Nam.


Các học giả của VEF đã thành lập những startup danh tiếng như nhà cung cấp học máy Palexy và Zalo, ứng dụng có thể cạnh tranh với Facebook tại Việt Nam. Nhiều sinh viên tốt nghiệp từ Harvard và Cambridge đã trở về, để dẫn dắt các công ty công nghệ, bao gồm Tap Tap – ứng dụng tích điểm đổi quà, Uber Việt Nam và startup lĩnh vực logistics – Abivin.


Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất nhiều thách thức đối với lực lượng lao động và nền kinh tế Việt Nam.


Hiệu suất của lực lượng lao động chưa đáp ứng được tiềm năng phát triển của đất nước. Các nhà cung ứng cho Apple tại Việt Nam cho rằng, họ chưa thể tìm đủ các kỹ sư có tay nghề cao. Mặt khác, Việt Nam cũng chưa có một startup nào, như Gojek của Indonesia hay Shopee của Singapore, thực sự có thể vươn tầm quốc tế, Nikkei Asia nhận định.

ABOUT THE AUTHOR

Expert Editor

CyberKid Vietnam lọt top 20 dự án sử dụng công nghệ số toàn cầu xuất sắc

Expert Editor

Vbee đoạt giải quán quân tại cuộc thi đổi mới sáng tạo của Qualcomm

Expert Editor

Thoả thuận hợp tác mới của FPT Software giúp nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng

Expert Editor