Deep-tech startup của Việt tìm kiếm tài trợ nước ngoài
Expert Editor

Mặc dù còn đang trong giai đoạn đầu, ngày càng nhiều startup công nghệ sâu (deep-tech startup) tại Việt Nam đang tìm kiếm nguồn tài trợ và hỗ trợ từ Nhật Bản để mở rộng hoạt động của mình.
Vào cuối tháng 7, sáu deep-tech startup của Việt Nam đã được chọn để tập trung tại cuộc gặp gỡ Inno Vietnam-Japan lần thứ tư, do Văn phòng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức. Ở đây, các startup đã trình bày ý tưởng, đồng thời tìm kiếm tài trợ và cơ hội hợp tác kinh doanh với các công ty Nhật Bản.
Trong số đó có Realtime Robotics, một công ty chuyên về máy bay không người lái và các giải pháp liên quan.
“Cảnh quan của các deep-tech startup ở Việt Nam hiện đang thiếu bóng các dự án đầu tư mạo hiểm, và do đó, có rất ít công ty thành công trong lĩnh vực này. Realtime Robotics có thể là deep-tech startup duy nhất tại Việt Nam có các phát minh, bằng sáng chế và kiến thức để tạo ra các sản phẩm được cấp bằng sáng chế như máy bay không người lái và xuất khẩu chúng sang Mỹ với giá cao,” ông Lương Việt Quốc, nhà sáng lập công ty, cho biết.
Realtime Robotics giữ vững niềm tin vào khả năng của các kỹ sư Việt Nam trong việc tạo ra các phát minh đột phá trong lĩnh vực công nghệ sâu, đặc biệt là ngành công nghiệp chế tạo máy bay không người lái. Startup này cũng đã áp dụng hình thức huy động vốn cộng đồng để đối phó với việc thiếu hụt các tổ chức đầu tư.
“Kế hoạch của chúng tôi là cung cấp cho các nhà đầu tư cơ hội đạt được thành công trên toàn cầu với hai sản phẩm máy bay không người lái được cấp bằng sáng chế: máy bay không người lái Hera và khung chống rung OmniSight. Những sản phẩm này cùng nhau có khả năng tăng gấp đôi hiệu suất thu thập dữ liệu trong ngành công nghiệp máy bay không người lái toàn cầu,” vị tiến sĩ này chia sẻ. Đồng thời, ông Quốc cho biết, Realtime Robotics đang tìm kiếm một đối tác có thể cung cấp không chỉ hỗ trợ tài chính mà còn khả năng tiếp cận với các thị trường máy bay không người lái quốc tế, bao gồm Nhật Bản.
Một deep-tech startup khác, Vulcan Augmetics, đang phát triển các thiết bị giả lập và cảm biến robot tiên tiến, với giá cả phải chăng cho các thị trường mới nổi. Vulcan Augmetics đã huy động khoảng 1 triệu USD trong bốn năm qua và hiện đang tìm kiếm tài trợ cho vòng gọi vốn Series A để mở rộng phạm vi hoạt động trên thị trường quốc tế. Startup này đã hoạt động, kinh doanh tại Việt Nam và lên kế hoach tiếp cận các thị trường khác như Ấn Độ, Malaysia, Ai Cập và Ukraine.
Ông Rafael Masters, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Vulcan Augmetics, cho biết, “Lợi thế lớn nhất ở Việt Nam là khả năng tiếp cận với chuyên môn kỹ thuật kết hợp với chi phí lao động hợp lý. Chúng tôi đã có thể thiết kế, phát triển, cấp phép và đưa ra thị trường một thiết bị y tế phức tạp và phần mềm điều khiển sinh trắc học với chi phí dưới 1 triệu USD. Điều này sẽ tốn ít nhất gấp 10 lần ở phương Tây hoặc thậm chí ở Singapore.”
Vị giám đốc này cũng lưu ý rằng, Việt Nam có tỷ lệ sử dụng smartphone cao nhất trên toàn cầu, và dễ tiếp thu các ý tưởng cùng công nghệ mới. Hơn nữa, những nỗ lực tích cực của chính phủ Việt Nam trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao và các hiệp định thương mại tự do biến nước ta trở thành địa điểm lý tưởng để sản xuất và xuất khẩu phần cứng.
“Vulcan Augmetics đã có một số nhà đầu tư là doanh nghiệp đến từ Nhật Bản. Công ty cũng đặc biệt quan tâm đến việc tìm kiếm các đối tác chiến lược Nhật Bản để phát triển công nghệ robot điều khiển từ xa và giám sát sinh trắc học từ xa cho các ứng dụng trong chăm sóc người cao tuổi và sản xuất,” ông Masters thêm vào.
Theo Do Ventures, tiềm năng của Nhật Bản trong lĩnh vực công nghệ sâu được thúc đẩy bởi sự kết hợp của công nghệ tiên tiến, nền công nghiệp vững chắc, hệ sinh thái nghiên cứu và phát triển (R&D) mạnh mẽ, và các chính sách chủ động của chính phủ. Nhật Bản đầu tư đáng kể vào lĩnh vực R&D thông qua các trường đại học, viện nghiên cứu và phòng thí nghiệm của các tập đoàn, thúc đẩy đổi mới trong các lĩnh vực như robot, AI, công nghệ nano và khoa học vật liệu.
Vị thế đi đầu của Nhật Bản trong lĩnh vực robot và AI, với các công ty lớn như Softbank Robotics và Fanuc, thúc đẩy đổi mới trong các ngành công nghệ sâu, từ đó nâng cao tính ứng dụng của tự động hóa, hiệu quả sản xuất trong các ngành công nghiệp.
Được biết, Reazon Holdings, có trụ sở tại Nhật Bản, đang tích cực đầu tư vào lĩnh vực công nghệ sâu và đã đầu tư vào một deep-tech startup tại Việt Nam.
Ông Satoshi Kuriga, trưởng bộ phận Đầu tư Toàn cầu tại Reazon Holdings, cho biết, công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn toàn cầu là con đường đơn giản nhất để dẫn đến thành công. “Tuy nhiên, thành công chỉ dựa vào cách tiếp cận này là khá thách thức đối với các deep-tech startup tại Việt Nam. Họ sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ đến từ Mỹ và Trung Quốc, những đối thủ có lợi thế đáng kể.”
Ông Kuriga giải thích rằng, khi xem xét các deep-tech startup của Việt Nam, Reazon tập trung vào các yếu tố khác, bên cạnh sự vượt trội về công nghệ. Những khía cạnh này bao gồm việc các startup này có đang giải quyết những vấn đề không tồn tại ở các quốc gia tiên tiến không, họ có phát triển những công nghệ khó triển khai ở các quốc gia này không, và liệu họ có thể thiết lập được lợi thế lâu dài không.
Để thúc đẩy sự phát triển của các deep-tech startup tại Việt Nam, ông Kuriga cho biết, “Các khoản tài trợ cho các deep-tech startup là rất quan trọng. Những startup này cần nguồn tài trợ dài hạn, nhưng hiện có rất ít nhà đầu tư dài hạn ở Việt Nam. Nếu chính phủ Việt Nam muốn hỗ trợ các deep-tech startup, họ nên xem xét việc cung cấp các khoản tài trợ dài hạn.”
ABOUT THE AUTHOR
Expert Editor
CyberKid Vietnam lọt top 20 dự án sử dụng công nghệ số toàn cầu xuất sắc
Expert Editor

Vbee đoạt giải quán quân tại cuộc thi đổi mới sáng tạo của Qualcomm
Expert Editor

Thoả thuận hợp tác mới của FPT Software giúp nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng
Expert Editor
